Phong tục đón tết của người Nhật Bản

  • このエントリーをはてなブックマークに追加

Tết Dương lịch là ngày lễ diễn ra vào ngày đầu tiên của năm mới, đây được coi là một ngày lễ quan trọng trong năm của nhiều dân tộc và nền văn hóa trên thế giới. Một số quốc gia sẽ có những nghi lễ độc đáo nhằm lấy may trong khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới .Hầu hết các nước châu á thường đón tết âm lịch nhưng Nhật bản lại đón tết dương lịch . Người Nhật đón Tết bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 dương lịch. Tết ở Nhật thể hiện rõ nét những tinh hoa văn hóa ,cho đến bây giờ vẫn còn lưu giữ nhiều phong tục tập quán đặc sắc từ thời xa xưa. Từ những món ăn cho đến các hoạt động ngày Tết, tất cả đều mang ý nghĩa sâu xa và thú vị. 
Hôm nay hãy cùng chúng mình đi tìm hiểu những nét độc đáo ngày tết ở nhật bản nhé !!

( Món ăn truyền thống) 

  • Ozoni

Vào những ngày đầu năm mới , người nhật thường ăn những món ăn mà họ xem là sẽ đưa lại may mắn và thịnh vượng cho mình.
Đầu tiên phải kể đến đó là món Ozoni.
Ozoni, là một món canh nấu cùng bánh gạo mochi, nước dùng Dashi, thịt gà và rau củ (rau bina) được ăn vào mỗi dịp năm mới của người Nhật Bản. Đây là một món ăn không chỉ bổ dưỡng mà rất ngon nữa. Đặc biệt vùng kanto và vùng kansai có cách nấu khác nhau nhé!
Cách để phân biệt dễ nhất là vùng kanto thì Ozoni được nấu với bánh gạo dày hình vuông, trong khi các vùng kansai sử dụng bánh gạo tròn và nước dùng Miso.
Vì ozoni là một món ăn năm mới, các thành phần góp phần làm nên món ăn thường được thêm vào để cầu chúc tốt lành hoặc có một ý nghĩa đặc biệt. Ví dụ, vì mochi có thể kéo dài, dài mãi nên nó đại diện cho chúc thọ. Các thành phần khác, thường là thực phẩm đặc trưng của địa phương, được thêm vào để cầu chúc một vụ mùa bội thu trong năm mới. Gà (“tori” trong tiếng Nhật, nhưng được phát âm là “natori” trong món ăn), có ý nghĩa là nỗ lực hơn người khác và đạt được thành công.

 

  • Osechi ryori

Một món ăn không thể thiếu trong những ngày tết ở Nhật bản đó là “Osechi ryori“, các món trong Osechi Ryori thường được đựng những chiếc hộp sơn mài “jubako”,  có từ 3-5 tầng để đựng đồ ăn mà mỗi tầng đồ ăn thì mang một thông điệp, ý nghĩa khác nhau từ tượng trưng cho hy vọng rằng hạnh phúc giàu có,… Cả gia đình sẽ quây quần cùng nhau thưởng thức một hộp “jubako” vào ngày đầu năm mới.Các món ăn sẽ được sắp xếp theo quy tắc, ứng với từng tầng riêng: tầng hộp đầu tiên là các món hầm và món luộc để ăn khai vị cùng với cá; tầng hộp thứ hai gồm các món ăn kèm, ăn nhẹ thường là sẽ có vị hơi và tầng hộp cuối cùng, tầng dành cho các món chính như món hầm nước hoặc kho. Các món  trong Osechi được nấu nướng cầu kỳ mang đầy đủ cả vị mặn, chua, vị ngọt và được bảo quản cẩn thận trong tủ lạnh để dùng trong suốt ba ngày tết ở Nhật Bản.

(Hoạt động truyền thống)

  • Otoshidama

Tiền lì xì là một phong tục tốt đẹp không chỉ có ở Việt Nam. Nếu bạn có con, cháu họ hay con cái của bạn bè, bạn nên biết về phong tục này của Nhật. Đây là một trong những phong tục mừng năm mới của người Nhật, người lớn sẽ lì xì cho con nít. Trẻ em Nhật cũng như trẻ em Việt Nam, điều ấn tượng nhất, vui nhất trong năm mới không phải là thức ăn ngon hay thời gian gia đình quây quần, mà là otoshidama – tiền lì xì.

  • Đi lễ chùa đầu năm (Hatsumode)

 

Giống như ở Việt Nam, người Nhật cũng có tục lệ đi lễ chùa đầu năm, tiếng Nhật gọi là (hatsumode), để cảm ơn những gì đã nhận được trong năm cũ và cầu mong những điều tốt lành và bình an trong năm mới. Có nhiều quan điểm khác nhau về thời điểm đi lễ chùa đầu năm. Nhiều người Nhật đi lễ chùa vào thời khắc đêm giao thừa và trong 3 ngày đầu tiên của năm mới. Có người lại cho rằng có thể đi vào bất cứ ngày nào trong 7 ngày đầu tiên của năm mới hoặc cả tháng đầu tiên của năm mới. Tuy nhiên, đêm giao thừa chính là thời khắc bạn có thể cảm nhận được sự linh thiêng nhất ở các đền chùa khi mà tiếng chuông được rung lên và phần lớn các đền chùa ở Nhật tập trung đông người nhất vào ngày đầu tiên (1/1) của năm mới.

 

5, Fukubukuro (福袋)

Những ngày đầu năm là dịp chúng ta thử may mắn của mình .Nếu như bạn đang ở Nhật thì bạn có thể thử may mắn đầu năm của mình bằng cách mua Fukubukuro.Fukubukuro là những túi giấy trong đó có chứa nhiều vật phẩm mà người mua sẽ không biết cụ thể trong đó là gì .Tổng giá trị của các vật phẩm khác nhau ,nếu như bạn may mắn chọn được túi có sản phẩm cao hơn số tiền mà bạn đã bỏ ra .

Còn nếu như kém may mắn hơn một chút thì bạn sẽ nhận được các vật phẩm bằng hoặc ít hơn số tiền mà bạn đã bỏ ra ,tất cả phù thuộc vào vận may của bạn nên nó có tên gọi là Fukubukuro .Người Nhật tin rằng, vào dịp cuối năm, sẽ là không may nếu cửa hàng vẫn còn tồn hàng của năm trước. Chính vì thế, fukubukuro là một cách để cửa hàng có thể thanh lý hàng tồn kho. Nhiều cửa hàng, đặt biệt là các cửa hàng thời trang, do không muốn tồn trữ những mặt hàng lỗi thời của năm ngoái, nên rất hào phóng trong việc bán thanh lý. Họ cho rất nhiều mặt hàng vào các túi fukubukuro, và dạo gần đây, họ còn cho biết luôn cả các mặt hàng trong túi, nên bạn có thể dễ dàng chọn lựa những túi fukubukuro mà mình thích.