Top 5 câu hỏi thường được dùng trong phỏng vấn chuyển việc ở Nhật

  • このエントリーをはてなブックマークに追加

Ngày phỏng vấn quan trọng cuối cùng cũng đã đến. Không quá lời khi nói rằng phỏng vấn là phần quan trọng nhất của hoạt động chuyển việc tại Nhật. Tùy từng công ty ứng tuyển và nhà tuyển dụng mà có nhiều câu hỏi khác nhau. Vì vậy ngoài việc chuẩn bị tâm lý, diện mạo trang phục, chúng ta cần phải tự lập ra các câu hỏi và tập trả lời rõ ràng nhất có thể. Trong bài viết này, mình xin giới thiệu top 5 câu hỏi thường được dùng trong phỏng vấn ở Nhật Bản. Nếu bạn muốn chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn, hãy đọc và tưởng tượng xem bạn sẽ trả lời như thế nào?

Hãy giới thiệu bản thân,nêu điểm mạnh và điểm yếu ( 自己紹介をお願いします,自己PR)

Để biết thêm về bạn ,nhà tuyển dụng sẽ sử dụng câu hỏi này . Để gây ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng,hãy cố gắng đưa ra một câu trả lời ngắn gọn và lành mạch sao cho người phụ trách hiểu sơ lược về con người cũng như tính cách của bạn .Hãy ghi nhớ các điểm chính và trả lời trong 30 giây đến 1 phút.Nếu bạn có quá nhiều điểm mạnh cũng không nên trình bày quá dài dòng ,bạn nên trình bày 3 điểm mạnh của mình và sau đó lấy những dẫn chứng cụ thể để có sức thuyết phục hơn .
Về phần Điểm yếu, hạn chế thì bạn không nên sử dụng các từ ngữ khiến bạn mất điểm mà nên tập trung vào các điểm như bạn vẫn còn chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này nhưng bạn sẽ cố gắng phấn đấu …..và nên kết thúc câu bằng những từ ngữ hay là một câu khẳng định

Tại sao bạn lại nghỉ việc tại công ty cũ ?( 前職の退職理由何ですか?)

Các nhà tuyển dụng kiểm tra khả năng thích ứng công việc, khả năng chịu đựng áp lực của bạn thông qua câu hỏi này. Nếu bạn nêu những lý do tiêu cực, các nhà tuyển dụng sẽ lo ngại rằng vấn đề tương tự đó có thể sẽ xảy ra trong công ty của họ. Ngay cả khi bạn nghỉ việc vì lý do tiêu cực, hãy trả lời rằng hiện nay bạn đang suy nghĩ tích cực về tương lai và thay đổi công việc, không quên nói tốt về công việc hoặc công ty trước kia của bạn. Bạn sẽ có thêm một điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng.
Không nên: phàn nàn về công việc trước đây của mình, các mối quan hệ xã hội với những lý do tiêu cực ngay cả khi bạn phải nghỉ việc vì những lý do tiêu cực.

Tại sao bạn lại muốn vào công ty của chúng tôi? ( 当社を志望した理由は何ですか? )

Trong câu hỏi này, bạn nên tìm hiểu kỹ công ty là điều cần thiết để truyền đạt các kỹ năng bản thân có thể đóng góp và lý do tại sao công ty mới lại tốt hơn công ty cũ. Các nhà tuyển dụng sử dụng câu hỏi này để kiểm tra điểm mạnh của bạn về công việc, kế hoạch nghề nghiệp và suy nghĩ của bạn như thế nào về công ty.
Chúng ta hãy suy nghĩ về việc cống hiến cho công ty bằng cách tận dụng kinh nghiệm làm việc ở công ty cũ. Nếu bạn không tìm hiểu kỹ các đặc điểm của công ty ứng tuyển, bạn sẽ không thể đưa ra lý do rõ ràng cho việc ứng tuyển ở công ty này.

Bạn đã làm công việc gì ở công ty cũ? Điều tốt nhất bạn đã từng làm trong công việc là gì? ( 前職の仕事はどんな仕事をしましたか?得意分野?)

Đối với phỏng vấn chuyển việc, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ sử dụng câu hỏi này để kiểm tra năng lực của bạn. Do đó, khi được hỏi về nội dung công việc trước đây, bạn cần giải thích những việc bạn đã làm với những ví dụ cụ thể. Nếu bạn có những kỹ năng, trình độ năng khiếu hữu ích cho công ty bạn đang ứng tuyển, hãy nhấn mạnh thêm những điểm đó. Hãy chứng minh với nhà tuyển dụng rằng ở công ty cũ, cấp trên có thể an tâm giao phó công việc cho bạn quản lý, làm khách hàng hài lòng, thành công trong làm việc nhóm,…. Nếu bạn có thể trả lời chi tiết nội dung việc làm ở công ty cũ, sẽ giúp cho nhà tuyển dụng thêm phần ấn tượng về bạn.

Đối với công việc này, tương lai bạn mong muốn sẽ trở nên như thế nào? ( この職種の仕事について、あなたは将来どうなりたいのですか?)

Đặt câu hỏi này với mục đích xác định xem bạn có thật sự nghiêm túc với công việc này hay không và bạn đã sẵn sàng tham gia vào công ty hay không. Ngay cả khi bạn chưa có kinh nghiệm nhưng hay chứng minh rằng bạn thật sự có năng lực với mục tiêu rõ ràng trong tương lai. Chẳng hạn như “ Mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu dài hạn của tôi là…., sau 5 năm mục tiêu của tôi là….”
Không nên thành thật trả lời rằng bạn thật sự không có kinh nghiệm như “ tôi không có kinh nghiệm trong ngành này nên tôi không chắc chắn…”. Thử tưởng tượng bạn có thật sự muốn tuyển một người không có định hướng rõ ràng trong tương lai hay không?
Chuẩn bị câu hỏi kỹ càng, trả lời bằng một nụ cười vui vẻ và tự nhiên với nội dung logic để người quản lý tuyển dụng muốn nghe thêm về bạn, cũng như giúp cho buổi phỏng vấn thành công!