Sự khác nhau giữa 【お寺】 và 【神社】ở Nhật Bản

  • このエントリーをはてなブックマークに追加

Những ngôi Chùa chiền【お寺】và Điện thờ【神社】, nơi bạn có thể cảm nhận được văn hóa Nhật Bản. Về cơ bản, kiến trúc có phần giống nhau, nhưng sự khác biệt của Chùa và điện thờ ở Nhật Bản là gì?
Nói một cách đơn giản, chùa là cơ sở Phật giáo, và điện thờ là cơ sở Thần đạo của các tôn giáo khác nhau. Sự khác biệt về hình thức là, Chùa là nơi đặt tượng Phật và lăng mộ, còn điện thờ là nơi đặt tượng thần.

Sự khác nhau giữa Phật giáo và Thần đạo

Phật giáo là một tôn giáo ngoại lai được cho là đã du nhập vào Nhật Bản từ các nước ngoài như Trung Quốc và Ấn Độ.
Mặt khác, Thần đạo là một tôn giáo có nguồn gốc từ Nhật Bản và thờ nhiều vị thần. Người Nhật cũng tôn thờ thiên nhiên như núi, rừng, đá và cây thần, cũng như những con người cụ thể. Từ ý tưởng rằng các vị thần ngự trong mọi thứ trên thế giới, thậm chí còn có từ “八百万の神” nghĩa là tất cả các vị thần trên thế giới, không giới hạn.
Cả Phật giáo và Thần đạo đều quen thuộc với người Nhật. Nhiều người Nhật cầu nguyện với cả các vị thần Phật giáo và Thần đạo, viếng thăm các đền thờ vào mỗi dịp năm mới và tổ chức tang lễ theo cách Phật giáo. Đó là một điểm độc đáo của văn hóa Nhật Bản, người Nhật chấp nhận hai tôn giáo mà không có bất kỳ điểm bất đồng nào.

Tượng phật trong một ngôi chùa ở Nhật Bản

Điện thờ Motonosumi tỉnh Yamaguchi

Định nghĩa Chùa và Điện thờ

Theo cách hiểu đơn giản, “Chùa là nơi đặt tượng Phật và là nơi có các nhà sư ở”. “Điện thờ là nơi ở của các vị thần”.
Dưới đây sẽ giải thích cho người đọc cụ thể hơn về định nghĩa của “Chùa” và “Điện thờ”.

Chùa 【お寺】

Tại Chùa có các phật tử tu hành như ni cô, nhà sư, và những tượng Phật được đặt ở đó. Ở Nhật Bản có nhiều Đức Phật như “大日如来” Đại Nhật Như Lai, “薬師如来” Phật Tổ Như Lai, “釈迦如来” Phật Thích Ca, “聖観世音菩薩” Quan thế âm Bồ Tát,… Nếu bạn có nhiều kiến thức về Phật giáo, bạn sẽ càng vui hơn khi đến thăm chùa.
Ngoài ra, ở tại những điện thờ, bạn sẽ không thể nhìn thấy vị thần được tôn trí như thế nào, nhưng bạn có thể nhìn thấy tượng Phật được trang trí ở chùa.
Nhiều người Nhật thực hiện tang lễ theo cách Phật giáo, và các ngôi mộ thường đặt trong khuôn viên chùa.

Đại Phật Kamakura ở chùa Kotoku-in tỉnh Kanagawa
Điện thờ 【神社】
Tương truyền Điện thờ được cho là có nguồn gốc từ những nơi có thiên nhiên từng được thờ cúng và là nơi thực hiện các nghi lễ thiêng liêng. Tại điện thờ, vị thần của Thần đạo được tôn thờ, trụ trì và nữ tu trong điện thờ sẽ đảm nhận những công việc chuẩn bị cho các nghi lễ.
Ở lối vào của điện thờ thường có 1 cổng màu đỏ, người ta gọi đó là cổng Torii (鳥居), nhằm mục đích phân biệt thế giới của Thần linh và con người.
Hầu hết các đền thờ được đặt theo tên của vị thần được tôn thờ. Vì có rất nhiều vị thần trong Thần đạo, nên rất nhiều đền thờ đang được xây dựng. Ví dụ như Ise Jingu và Izumo Taisha.

Cổng Torii của Điện thờ Meiji Jingu ở Tokyo
Bạn đã phân biệt được sự khác nhau giữa Chùa【お寺】và Điện thờ 【神社】là như thế nào không? Ngoài những điều ở trên, giữa Chùa và Điện thờ còn có nhiều điểm khác biệt nhỏ như cách thờ cúng. Hãy đến Chùa và Điện thờ ở Nhật Bản để tìm hiểu sự khác biệt này nhé!